Xe Nâng Tay – Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, nhu cầu sử dụng máy móc kỹ thuật nhằm nâng là rất lớn. Vì thế, các thiết bị máy móc cũng ngày một đa dạng và phong phú hơn. Một trong những thiết bị được quan tâm nhiều nhất đó là xe nâng tay. Không chỉ phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, nó còn giúp người vận hành di chuyển nhanh chóng và thuận lợi. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ưu điểm của dòng xe nâng này. Cùng tìm hiểu nhé!

I. Xe Nâng Tay Là Gì?

Xe nâng tay (tên tiếng anh – Hand pallet truck) là một thiết bị nâng/hạ và di chuyển hàng hoá bằng thuỷ lực. Cơ chế hoạt động của dòng xe này hoàn toàn dùng tay hoặc kích chân để di chuyển hàng hoá.

II. Phân Loại Xe Nâng Tay – Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

Phân Loại Xe Nâng Tay

Tuỳ vào mục đích làm việc mà được chia làm 2 loại:

a) Xe nâng tay thấp

Đây là dòng xe nâng có tay nâng khá thấp (20cm), do đó, nó được sủ dụng chuyên nâng pallet ở tầm thấp. Bạn chỉ cần dùng chân đạp thẳng để nâng bàn lên và dùng tay bóp cò để càng nâng hạ xuống cho vừa dáy của vật càn nâng.

Cấu tạo

  • Càng nâng: Gồm 2 càng bản thép dài chắc chắn và chịu lực tốt. Trung bình độ dài mỗi càng nâng thường lớn hơn 1000mm.
  • Tay cầm: Làm bằng sắt và được thiết kế với tay cầm chiều dài lý tưởng, thuận tiện khi làm việc. Bộ phận này có chức năng chính: kích nâng và điều hướng lái. Ngoài ra, phần tay cầm của xe nâng tay thấp còn được thiết kế thêm phanh bóp xả khi cần hạ càng.
  • Bánh xe: Được làm bằng chất liệu bánh Nylon hoặc bánh nhựa PU lõi thép. Gồm 2 loại bánh là bánh lái và bánh tải. Bánh lái là bánh xe cỡ lớn để điều hướng lúc di chuyển. Bánh tải là bánh xe cỡ nhỏ phía đầu hai càng nâng với sức chịu tải lớn.
  • Trục thuỷ lực: Đây là bộ phận quan trọng trong cấu tạo của xe nâng. Trục thuỷ lực thường làm bằng hợp kim nhôm, bên trong chứa dầu thuỷ lực, gioăng,… giúp tạo áp lực khi nâng/hạ càng.

Nguyên lý hoạt động

Với cấu tạo đơn giản nên quy trình sử dụng xe nâng này cũng dễ dàng cho người vận hành hợn. Bên cạnh đó, là loại xe nâng tay thuỷ lực,vì thế nguyên lý hoạt động của nó là cơ chế nâng/hạ thuỷ lực. Cụ thể: 

  • B1: Điều hướng lái bằng tay cầm và đưa 2 càng nâng chui lọt vào trong pallet. Nếu kho hàng không sử dụng pallet, người vận hành phải đặt hàng cho cân bằng trên 2 càng nâng.
  • B2: Hạ phanh xả về mức thấp nhất. Đây là bộ phận được gắn liền trên tay cầm trong cấu tạo của xe nâng tay.
  • B3: Kích nâng 2 càng lên cao bằng cách đưa lên hạ xuống tay cầm liên tục. Quá trình này kết thúc sau khi 2 càng đạt ngưỡng cao nhất.
  • B4: Điều hướng lái di chuyển để kéo kiện hàng di dời đến vị trí cần thiết.
  • B5: Bóp phanh xả để hạ càng và rút 2 càng ra khỏi pallet, sau đó sang giai đoạn tiếp theo.

b) Xe nâng tay cao

Đây là thiết bị nâng/hạ hoàn toàn bằng thuỷ lực. Khác với xe nâng tay thấp, dòng xe nâng này có thể nâng lên cao. Xe nâng tay cao được sử dụng thông dụng trong công nghiệp để di chuyển và nâng/hạ hàng hoá lên giá kệ, oto,…

Cấu tạo

Gồm 3 bộ phận chính: Phần khung càng nâng, bánh xe và hệ thống thuỷ lực.

  • Phần khung càng nâng: Được thiết kế với chất liệu thép không rỉ có gắn tay đẩy di chuyển, chịu được tải trọng lớn.
  • Bánh xe: Được thiết kế bánh nhựa hoặc PU. Tuỳ thuộc vào sàn làm việc mà lựa chọn loại bánh cho phù hợp nhưng đa phần đều sử dụng bánh PU lõi thép.
  • Hệ thống thuỷ lực: Đây là bộ phận quan trọng nhất bởi cơ chế nâng/hạ là do hệ thống thuỷ lực tạo ra. Dựa vào tải trọng nâng và chiều cao nâng mà bán kính của trục thuỷ lực khác nhau. 

So với dòng xe nâng tay thấp, hiện nay, hệ thống thuỷ lực của xe nâng này được thiết kế cao hơn để đảm bảo việc nâng/hạ.

Bên cạnh đó, cấu tạo xe nâng tay cao với chiều cao nâng từ 2 mét trở lên đều có 2 cột nâng nên nhìn chắc chắn, cứng cáp hơn so với những dòng xe nâng 1,6m.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của nó bao gồm 2 công việc chính là nâng/hạ và di chuyển.

Về mặt di chuyển:

  • Việc di chuyển đa phần dựa vào lực kéo hoặc đẩy của con người.
  • Hai bánh sau giúp điều hướng theo mong muốn khi xe đang chuyển động.
  • Hai bánh trước giúp hỗ trợ chịu tải và di chuyển theo. 

Việc di chuyển của xe nâng tay cao tương tự như các loại xe 4 bánh khác di chuyển.

Về mặt nâng:

  • Dùng tay hoặc chân đạp lên xuống để đưa khí vào bên trong khoang nén. Ép cho lá gió nén dầu thủy lực chứa bên trong xilanh khiến piston được đẩy thẳng lên.
  • Phía trên cùng của piston được gắn với một thanh kim loại vuông góc. Hai bên đầu có 2 cam quay quanh thanh kim loại và dây xích chạy trên 2 cam đó. Dây xích được gắn cố định với khung, đầu còn lại gắn với giá nâng. Khi cam quay sẽ làm dây xích đi theo chiều ra hoặc chiều vào. Do đó, giá nâng cũng di chuyển lên hoặc xuống theo ý muốn của người điều khiển.

Về mặt hạ:

  • Bóp tay mở van cho khí thoát từ từ ra ngoài, dầu thuỷ lực bên trong sẽ dãn ra và trở lại vị trí ban đầu. 

Qua bài viết, hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về xe nâng tay cũng như nguyên lí hoạt động của nó. Tuy nhiên, cần phải tích luỹ cho mình những kiến thức, kỹ năng về xe nâng chuyên nghiệp. Một khoá học lái xe nâng sẽ không bao giờ thừa nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên vận hành xe nâng. Liên hệ ngay để được tư vấn!

BẠN ĐỌC THAM KHẢO THÊM:
>> Khóa Học Lái Xe Nâng Và Những Điều Cần Biết.
>> Đào Tạo Chứng Chỉ Xe Nâng.
>> Mua Bằng Lái Xe Nâng.
>> Học Phí Học Lái Xe Nâng.

III. Mọi Thông Tin Chi Tiết Vui Lòng Liên Hệ:

Trường Trung Cấp Quốc Tế Sài Gòn

Địa Chỉ Trường Trung Cấp Quốc Tế Sài Gòn

Trụ sở chính:

Số 41 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Phân hiệu An Giang:

Số 285 Hàm Nghi, Phường Bình Khánh, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang

Trân trọng,

Rate this post