Mỗi ngành nghề đều có những quy định an toàn vận hành riêng, nghề vận hành lò hơi cũng vậy. Mỗi công nhân làm việc với lò hơi luôn phải nắm thật rõ các quy định an toàn vận hành lò hơi, và nghiêm chỉnh thực hiện thật tốt để không có sự cố xảy ra.
Công Việc Của Nhân Viên Vận Hành Lò Hơi, Nồi Hơi Là Gì?
Công việc chính hàng ngày của nhân viên vận hành lò hơi:
- Vệ sinh lò hơi và các thiết bị sạch sẽ.
- Trước khi vận hành lò hơi, kiểm tra kỹ tình trạng của lò hơi, kiểm tra hệ thống điện, hệ thống an toàn và hệ thống cấp nước, van, mực nước,…
- Vận hành lò hơi an toàn.
- Bảo dưỡng, bảo trì lò hơi định kỳ mỗi ngày.
Những Điều “Nên Làm” Theo Quy Định An Toàn Vận Hành Lò Hơi, Nồi Hơi
- Chỉ những người đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm vận hành lò hơi và có chứng chỉ vận hành lò hơi thì mới được làm việc với lò hơi.
- Người vận hành phải được đào tạo bài bản về chuyên môn và an toàn lò hơi.
- Luôn phải kiểm tra, làm vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi định kỳ.
- Nhân viên phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, tránh mặc quần áo quá rộng khi làm việc với lò hơi.
- Phải luôn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị khi vận hành nồi hơi.
- Trên lò hơi phải có đủ các thiết bị an toàn như van an toàn, bộ ống thủy, bơm cấp nước, áp kế, van xả đáy, van xả hơi và rơle áp suất.
- Khu vực lò hơi làm việc phải luôn thông thoáng, thoát nước tốt và chống cháy nổ, chập điện tốt, có đủ không gian để nhân viên làm việc.
- Khi lò hơi có điều khác thường, nhân viên vận hành phải báo cáo ngay cho quản lý/ người giám sát.
Những Điều “Không Nên Làm” Theo Quy Định An Toàn Vận Hành Lò Hơi, Nồi Hơi
- Doanh nghiệp không được tuyển người lao động không có kinh nghiệm vào làm việc với lò hơi và không có chứng chỉ vận hành lò hơi.
- Không sử dụng lò hơi vượt quá thông số kỹ thuật theo quy định an toàn.
- Không nên mất tập trung, làm việc riêng như ăn uống, sử dụng điện thoại,… khi đang làm việc với lò hơi.
- Không bao giờ được đốt nóng lò hơi khi chưa kiểm tra lại van và mực nước trong lò.
- Không bao giờ nâng áp suất lò hơi lên khi chưa thử van an toàn.
- Không bao giờ được cài đặt lại van an toàn khi không có quyền hạn.
- Không bao giờ được siết chặt đai ốc, bu lông,… khi lò hơi đang hoạt động.
Một Số Tai Nạn Có Thể Gặp Phải Khi Làm Việc Với Lò Hơi
- Nhân viên có thể bị bỏng do hơi nước bị rò rỉ ở các van khóa, van an toàn hay nguyên liệu đang cháy bắn vào người,…
- Có thể bị ngạt khí do khí CO, CO2,… tích tụ lại nhiều trong môi trường làm việc không thông thoáng.
- Lò hơi có thể bị nổ do kết cấu, vật liệu làm lò không đủ an toàn. Hoặc nhân viên không kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để kịp thời phát hiện các lỗi hỏng hóc của lò hơi.
- Các tai nạn về điện cũng có thể xảy ra khi các thiết bị điện của lò hơi không đủ an toàn và không đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật.
Khóa Học Cấp Chứng Chỉ Vận Hành Lò Hơi, Nồi Hơi
Muốn làm việc với lò hơi thì người lao động phải có kinh nghiệm vận hành và chứng chỉ vận hành lò hơi là điều bắt buộc.
Nếu người lao động vẫn chưa có chứng chỉ vận hành lò hơi, hay vẫn chưa biết cách làm việc với lò hơi thì có thể đăng ký khóa học cấp chứng chỉ vận hành lò hơi tại các đơn vị được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ vận hành lò hơi.
Trường Trung Cấp Quốc Tế Sài Gòn tự hào là một trong những đơn vị uy tín, đủ điều kiện được Nhà nước tin tưởng và cấp phép đào tạo, tổ chức thi và cấp chứng chỉ vận hành lò hơi.
Thông tin liên hệ
Trường Trung Cấp Quốc Tế Sài Gòn
- Hotline: 0286.686.6226 – 0888.013.000
- Zalo: 0888.013.000 ( Tuyển Sinh)
- Email: tuyensinh.qtsg@gmail.com
- Website: qtsg.edu.vn
Địa Chỉ Trường Trung Cấp Quốc Tế Sài Gòn
Trụ sở chính:
Số 41 An Nhơn, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh
Phân hiệu An Giang:
Số 285 Hàm Nghi, Phường Bình Khánh, Tp. Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Trường Trung Cấp Việt Hàn hỗ trợ hồ sơ 24/24, kể cả Thứ 7 và Chủ nhật.